• Những điều cần biết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

    Vàng da sơ sinh là hiện tượng vàng da sinh lí thường gặp ở trẻ trong vòng 2 - 5 ngày sau sinh. Tuy nhiên cha mẹ cần phân biệt vàng da sinh lý với vàng da bệnh lý ở trẻ. Trẻ vàng da sinh lý vẫn ăn ngủ bình thường và bệnh sẽ tự khỏi, không cần điều trị, còn trẻ bị vàng da bệnh lý nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

  • Thiếu Vitamin A ở trẻ em

    Vitamin A là một trong 3 loại vi chất (iốt, vitamin A, sắt) quan trọng vì thiếu hụt các vi chất này đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em. Thiếu vitamin A là một bệnh thiếu dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, là nguyên nhân chính gây ra một số bệnh nghiêm trọng ở trẻ em như: mù lòa, Tiêu chảy, chậm phát triển tinh thần và vận động, nguy cơ gây thấp còi và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới tử vong ở trẻ.

  • Cách phòng nhiễm giun, sán cho trẻ

    Khoảng 20-50% người Việt Nam có thể bị nhiễm giun, sán đa phần là trẻ em. Với tỷ lệ này, theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam hiện là nước có số người nhiễm giun đường ruột cao ở châu Á. Tình trạng môi trường sống ô nhiễm cùng với kiến thức vệ sinh hạn chế nên người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em dễ trở thành đối tượng của các bệnh lý nguy hiểm do nhiễm giun lâu dài. Các bệnh do giun, sán ký sinh làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của trẻ. Hầu hết các trẻ bị nhiễm giun, sán đều nhẹ cân hơn so với trẻ cùng lứa tuổi. Những trẻ bị nhiễm giun, sán với số lượng nhiều sẽ bị ảnh hưởng đến việc học tập do không đủ sức khỏe để đi học và thường xuyên bị mất tập trung trong lúc học tập do các tác hại của bệnh nhiễm giun.

  • Ung thư cổ tử cung

    Ung thư cổ tử cung là hiện tượng các tế bào cổ tử cung trở nên bất thường, phát triển không kiểm soát tạo thành khối u trong cổ tử cung. Bệnh chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các loại ung thư (chiếm 11% trong toàn bộ các loại ung thư của cả 2 giới, chiếm 22,35% trong ung thư sinh dục nữ). Tuổi thường gặp trong khoảng 30-59, tuy nhiên vẫn có thể gặp ở tuổi 20. Nếu mắc bệnh thì nguy cơ tử vong là rất cao, do vậy chị em cần phải trang bị cho mình những kiến thức về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách phòng tránh để tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.

  • Bệnh còi xương ở trẻ em

    Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D, hoặc do rối loạn chuyển hoá vitamin D trong cơ thể. Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân hoặc bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp (đặc biệt là Tiêu chảy). Đây là bệnh toàn thân, ảnh hưởng không những đến hệ xương mà còn đến cả hệ thần kinh, cơ, máu…của trẻ.

  • Suy dinh dưỡng trẻ em và cách phòng chống

    Những năm qua, mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở tỉnh ta vẫn còn ở mức cao. Trong năm 2015, suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi là 18,5%, suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi là 32,2%. Tuy nhiên hiện nay không chỉ những trẻ thiếu cân mới suy dinh dưỡng, mà ngay cả những trẻ trông bụ bẫm cũng có thể bị thiếu dinh dưỡng, do trẻ thừa năng lượng nhưng lại thiếu các vi chất như: Canxi, vitamin, sắt… tình trạng này đang gia tăng một cách nhanh chóng đã và đang gây nhức nhối trong cộng đồng.

  • Nguyên nhân triệu chứng và cách ngừa Viêm âm đạo

    Viêm âm đạo là tình trạng ngứa, ra khí hư đặc có mùi hôi và đau đớn khi quan hệ tình dục. Đây là một bệnh phụ khoa khá phổ biến ở nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản. Bệnh gây những ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tình dục và khả năng sinh sản của chị em. Nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm thì bệnh dai dẳng và gây những biến chứng nghiêm trọng: viêm cổ tử cung, vô sinh...

  • Tìm hiểu về bệnh Herpes sinh dục

    Herpes sinh dục hay còn gọi là Mụn rộp sinh dục là một bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục cao. Nguyên nhân là do virus Herpes simplex (HSV). Bệnh đặc trưng với những triệu chứng như đau, ngứa, khó chịu ở vùng cơ quan sinh dục. HSV gây nhiễm ở cả nam và nữ. Mụn rộp sinh dục là một bệnh ngoài da, mụn rộp có thể xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là quanh cơ quan sinh dục và những vị trí như quanh môi, lỗ mũi, má... Bệnh có mức độ tái phát cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt trẻ sơ sinh mắc bệnh có thể dẫn đến tổn thương não, mù mắt hoặc tử vong.

  • Vai trò của một số vi chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

    Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển, tăng trưởng của trẻ. Nếu trẻ bị thiếu hụt những vi chất này thì sức đề kháng suy yếu làm trẻ dễ mắc các bệnh cấp và mãn tính, chậm phát triển.

  • NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

    Suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) là tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao, chỉ đạt dưới 90% so với chiều cao chuẩn. Trẻ em bị thấp còi khi trưởng thành có chiều cao thấp. Hơn nữa, những người bị SDDTC thường hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn do suy giảm hệ miễn dịch lao động kém hơn so với người bình thường.

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập